CẨM NANG
DẠY CON HỌC TẬP HIỆU QUẢ
Có phải bạn đang “vật lộn” với con mỗi khi kèm con học tại nhà?
Bạn đã dùng đủ mọi cách: từ nhẹ nhàng khuyên bảo đến la rầy, trách phạt.
Nhưng đừng quá lo lắng,
Bạn sẽ biết được các cách giúp con học tập đạt kết quả tốt trong bộ cẩm nang này.
Cùng bắt đầu nhé!

MỤC LỤC
Chương 1:
Nhận biết ngay 3 lý do bạn dạy mãi mà con yêu không tiến bộ?
Có phải bạn đang vật lộn mỗi ngày với việc dạy con học bài?
Bạn tin chắc con mình rất thông minh qua những lần trò chuyện cùng con,
Nhưng cứ đụng đến sách vở là con lại không tập trung được.
Điểm kiểm tra không bao giờ qua được con số 5.
Tôi hiểu bạn rất lo lắng và nôn nóng muốn giúp con.
Nhưng trước khi có một kế hoạch rõ ràng và cụ thể để giúp con học tập hiệu quả hơn,
Bạn cần biết 3 nguyên nhân con bạn học mãi vẫn không tiến bộ.
Lý do 1: Con cảm thấy việc chơi vui hơn việc học
Nếu bạn quan sát thấy con bạn là một đứa trẻ năng động, hoạt bát,
Con thích vui chơi, chạy nhảy và hoạt động liên tục không ngừng,
Và mỗi lần ngồi vào bàn học, con sẽ ngọ nguậy và không ngồi yên được quá 15 phút,
Rõ ràng con bạn đang cảm thấy việc học rất chán so với việc chơi.
Con đang cảm thấy việc học quá gò bó, không thoải mái.
Đó là lý do con sẽ tìm cách né tránh việc học nhiều nhất có thể.

Lý do 2: Con chưa có động lực học tập
Có một thực tế là ở độ tuổi này, trẻ em sẽ chưa hiểu được ý nghĩa những từ như “tương lai”, “công việc”, “lương cao”,... là gì.
Con không hiểu vì sao con ngồi đọc bảng cửu chương thì sẽ tốt cho “công việc tương lai”.
Và do đó con cảm thấy việc học trước mắt là không cần thiết,
Nên con chưa thật sự tập trung học.

Lý do 3: Con bị mất tập trung, giảm chú ý
Con bạn thật sự đã rất cố gắng ngồi học ngay ngắn và làm theo mọi hướng dẫn của bạn,
Nhưng con không duy trì tình trạng đó được lâu.
Và nếu con bạn thường xuyên gặp nhiều khó khăn trong việc tập trung vào một việc gì đó,
Thì có khả năng rất cao con bạn đang mắc chứng thiếu tập trung, giảm chú ý.

Chương 2:
3 tác hại của chứng thiếu tập trung lên việc học của con bạn
Bạn đã từng nghe hay đọc đâu đó về chứng thiếu tập trung, giảm chú ý ở trẻ em.
Bạn không hiểu lắm điều đó sẽ ảnh hưởng tới con yêu như thế nào,
Và vì sao việc học tập lại bị ảnh hưởng.
Tôi sẽ chỉ ra cho bạn 3 tác hại tiêu cực của chứng thiếu tập trung lên việc học của con bạn.
Tác hại 1: Con trở nên thiếu kiên nhẫn
Bạn nhận ra tác hại đầu tiên và dễ thấy nhất của chứng thiếu tập trung ,
Là con ngày càng thiếu kiên nhẫn mỗi khi ngồi vào bàn học.
Từ 15 phút… còn 7 phút… rồi 5 phút,
Là con đã bắt đầu khó chịu, nóng nảy, không thể ngồi yên.

Tác hại 2: Sức học của con sa sút
Bạn cũng nhận ra một tác hại rõ rệt khác là kết quả học tập của con không tốt,
Do thiếu tập trung nên con ghi nhớ kém đi.
Điểm số cũng theo đó giảm dần.
Con đứng trước nguy cơ cao bị mất gốc kiến thức.

Tác hại 3: Con bị mất tự tin vì bạn bè trêu chọc
Bảng điểm thấp khiến con trở nên kém vui, thiếu tự tin vào bản thân.
Con mặc cảm vì con nghĩ mình không thông minh.
Bạn bè cũng trêu chọc, đem con ra chế giễu vì điểm kém.
Điều đó khiến con rụt rè và không muốn chơi với các bạn.
Từ đó, con trở nên khép kín hơn, cô đơn hơn.

Chương 3
5 dấu hiệu cho thấy con bị thiếu tập trung mẹ cần biết
Bây giờ bạn đang thật sự lo lắng vì tác hại của chứng thiếu tập trung.
Bạn muốn kiểm tra ngay xem con yêu có bị hay không.
Tôi sẽ chỉ cho bạn thấy những dấu hiệu đặc trưng cho thấy con bị thiếu tập trung ở chương này.
Bạn cần lưu ý là không phải đứa trẻ nào bị mất tập trung cũng thể hiện đầy đủ 5 dấu hiệu đó.
Có thể chỉ 3, 4 dấu hiệu, cũng có khi chỉ có 1 dấu hiệu.
Bạn cần chú ý để nhanh chóng nhận ra vấn đề ở con.
Dấu hiệu 1: Không tập trung lâu vào một việc
Dấu hiệu nhận biết đầu tiên là con khó nhẫn nại khi làm việc gì,
Nhất là những việc khô khan, ít vui vẻ như học tập, phụ giúp việc nhà.
Con đang làm việc này có thể tự nhiên nhảy sang việc khác một cách đột ngột.
Ví dụ: Con đang học bài thì hứng lên hát hoặc con đang quét rác thì lại buông chổi chạy đi chơi
Và con sẽ rất khó chịu khi bị ép phải quay trở lại công việc ban đầu.

Dấu hiệu 2: Không làm theo chỉ dẫn
Dấu hiệu cơ bản tiếp theo là con không thích làm theo chỉ dẫn.
Mặc cho bạn đã dạy bé rất dịu dàng, hứa hẹn những đồ ăn vặt bé thích, những món đồ chơi hấp dẫn,
Nhưng con vẫn nhất quyết không làm theo bạn, đặc biệt là trong việc học.
Con sẽ làm rối hết tất cả mọi thứ lên rồi cáu gắt bỏ đi.
Con cảm thấy khó chịu và phản ứng mạnh khi bị bắt phải làm theo lời bạn.

Dấu hiệu 3: Dễ mất tập trung vì những việc xung quanh
Con bạn dễ dời sự chú ý sang những việc khác.
Con đang ngồi học ở tầng trên nhưng vẫn nghe rõ tiếng nhạc rất nhỏ ở tầng trệt,
Hoặc lơ đễnh nhìn theo mỗi khi có ai đi ngang qua chỗ con học.
Mặc dù là những việc rất nhỏ không đáng lưu ý,
Nhưng con vẫn bị mất tập trung vì những việc đó.

Dấu hiệu 4: Hay quên
Con bạn xứng đáng được phong danh hiệu “Thánh quên”:
Con luôn soạn cặp sách bị thiếu, dù đã kiểm tra nhiều lần.
Bạn vừa mới dặn dò xong lại quay sang hỏi lại bạn.
Con cũng thường xuyên quên những điều thầy cô đã dạy trên trường.
Con gặp khó khăn trong việc ghi nhớ tên các bạn trong lớp.
Con mất nhiều thời gian hơn bình thường để ghi nhớ một việc gì đó.

Dấu hiệu 5: Khó gần với bạn bè
Con cảm thấy khó gần gũi với bạn bè, dễ cãi nhau với các bạn.
Con thích chơi một mình hơn là chơi cùng các bạn.
Con cũng ngại giao lưu, kết bạn mới và không thích đến những chỗ đông người.
Vì con hay quên tên các bạn, nên con ngại gọi tên bạn,
Và con cứ dần cô đơn, thui thủi một mình.

Chương 4
Bỏ túi 6 tuyệt chiêu giúp con học tập tốt hơn của mẹ Nhật
Thật ra, việc dạy con học tập tốt không khó như bạn nghĩ.
Tôi tin rằng, mọi đứa trẻ đều thông minh theo cách của riêng chúng.
Chỉ là bạn chưa biết cách để giúp con.
Đừng quá lo lắng khi con bạn học mãi vẫn không tiến bộ.
Bạn có thể thử các tuyệt chiêu dưới đây của mẹ Nhật để cải thiện kết quả học tập của con.
Tuyệt chiêu 1: Rèn cho con sự kỷ luật - Giờ nào việc nấy
Một trong những đức tính hàng đầu của người Nhật là kỷ luật.
Bạn nên để con tự lập thời gian biểu trong ngày,
Và khích lệ con cố gắng làm theo những gì con đã viết.
Giờ nào việc nấy: Học ra học, chơi ra chơi.
Bạn có thể cùng con lên thời gian biểu, nhưng đừng cắt quá nhiều thời gian vui chơi của con,
Miễn là con bạn chịu ngồi vào bàn học ngay ngắn mỗi khi đến giờ học.

Tuyệt chiêu 2: Không cắt ngang việc con đang làm dang dở
Nghe có vẻ hơi trái với tuyệt chiêu đầu tiên, nhưng thật ra không phải.
Tất cả những gì bạn cần làm là đừng để con có thói quen bỏ ngang khi đang làm.
Bạn có thể giúp con sắp xếp thời gian biểu phù hợp,
Để con có thẻ làm xong việc mà không trễ giờ.
Hai tuyệt chiêu này được kích hoạt cùng nhau sẽ tăng gấp đôi hiệu quả đấy!

Tuyệt chiêu 3: Không ép con nếu con không muốn
Có một sự thật là: Không có ai muốn bị ép uổng, kể cả con của bạn!
Điều quan trọng là bạn cho con biết nếu con lựa chọn không làm thì kết quả sẽ như thế nào.
Nếu con thật sự không muốn ăn, bạn không ép,
Nhưng con sẽ phải chờ tới giờ cơm tiếp theo.
Nếu con thật sự không muốn học môn toán lúc đó, bạn không ép,
Bạn nên hỏi con muốn thay môn toán bằng môn gì,
Hoặc thay bằng một hoạt động khác có liên quan đến tính toán mà không phải học.

Tuyệt chiêu 4: Thường xuyên đưa con ra ngoài chơi
Việc thường xuyên đưa con đến những không gian mở như công viên, ngoại ô,
Bầu khí thoáng đãng, trong lành sẽ khiến con bạn thư giãn và thoải mái hơn.
Không đứa trẻ nào muốn ở lì một chỗ nhàm chán cả.
Đưa con ra ngoài vận động nhiều cũng sẽ giúp con cải thiện sức khỏe, tăng sức tập trung cho não.

Tuyệt chiêu 5: Khen con mỗi khi con tập trung nghĩ ra được việc tốt
Có một điểm chung ở mọi đứa trẻ là các bé đều thích được khen.
Nếu bé cảm thấy bạn sẽ khen ngợi và vui lòng vì việc cố gắng “động não” suy nghĩ,
Bé sẽ nỗ lực suy nghĩ nhiều thứ hay ho hơn.
Và như vậy khả năng tập trung của bé sẽ dần được cải thiện một cách tự nhiên.

Tuyệt chiêu 6: Tuyệt đối không so sánh con với “con nhà người ta”
Mọi đứa trẻ đều có những nét riêng, không có đứa trẻ nào giống đứa trẻ nào,
Nên việc so sánh giữa các bé là không cần thiết.
Tất cả những gì bạn cần là cho con thấy bạn chấp nhận và yêu thương con rất nhiều.
Thường xuyên nói với con rằng con là đứa trẻ tuyệt vời,
Con sẽ tự tin và chủ động hơn rất nhiều.

Chương 5
Top 10 loại thực phẩm tốt cho trí não của bé
Bên cạnh các hoạt động thể chất và tinh thần giúp con cải thiện khả năng tập trung,
Bạn có thể bổ sung thêm vào thực đơn dinh dưỡng hằng ngày của con các loại thực phẩm giàu DHA, tyrosine,...
Đây là những chất quan trọng giúp tăng khả năng ghi nhớ, cải thiện trí não, giúp con tập trung hơn.
1. Đường từ trái cây
Trái với đường hóa học thường ảnh hưởng xấu đến trí não của con bạn,
Các loại đường tự nhiên từ trái cây (glucose) lại rất tốt cho bé.
Đường từ trái cây giúp bé nạp đủ lượng đường trong một ngày,
Nhưng vẫn tốt cho trí não của con.

2. Cá
Cá chứa một loạt các dưỡng chất quan trọng như chất béo bão hòa, vitamin A, omega-3,...
Ăn cá cũng giúp nâng cao tinh thần, tăng khả năng tập trung ghi nhớ, đặc biệt là các loại cá nước mặn.
Do đó, bạn nên bổ sung các món cá thơm ngon vào thực đơn của bé, ít nhất 3 lần/tuần.

3. Trứng
Trứng chứa nhiều DHA, colin và omega-3, đặc biệt có trong lòng đổ trứng gà.
Các chất này giúp con bạn cải thiện trí não, tăng khả năng tập trung.
Đặc biệt là DHA cải thiện dopamine trong cơ thể, giúp hỗ trợ điều trị chứng mất tập trung và trí nhớ kém.
Tuy nhiên, bạn lưu ý là không để con ăn quá 3-4 quả/tuần.

4. Ngũ cốc hạt
Ngũ cốc hạt chứa nhiều vitamin B, sắt, axit folic, selen, kali và magie tốt cho sự phát triển của con, giúp tăng khả năng hoạt động của não.
Ngũ cốc cũng chứa nhiều chất xơ giúp cải thiện cả hệ tiêu hóa non nớt của con.

5. Chuối
Chuối được mệnh danh là “Thần dược cho não”.
Vì thành phần chứa nhiều tyrosine giúp tăng lượng dopamine trong cơ thể, giúp tăng cả năng ghi nhớ.
Chuối cũng chứa kali là khoáng chất có lợi cho não.

6. Việt quất
Việt quất chứa nhiều chất tốt cho trí não và sản sinh dopamine cho cơ thể.
Ngoài ra, việt quất cũng chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao giúp con tỉnh táo hơn.

7. Bông cải xanh (Súp lơ)
Loại rau xanh này chứa nhiều serotonin và tyrosin, là các chất giúp tăng nồng độ dopamine cho não.
Bông cải xanh cũng chứa nhiều chất xơ có lợi cho hệ tiêu hóa của con.

8. Củ cải đường
Là một loại đường tự nhiên, củ cải đường giúp gia tăng năng lượng cho não làm việc hiệu quả hơn.
Nitrat có nhiều trong củ cải đường cũng được chứng minh có khả năng bảo vệ mạch máu não.

9. Socola đen
Bạn rất ngạc nhiên đúng không?
Một lượng socola đen vừa phải mỗi ngày sẽ không làm con bạn sâu răng,
Mà còn giúp con bình tĩnh hơn, kiên nhẫn và sáng suốt hơn.

10. Các loại vitamin và khoáng chất
Các vitamin và khoáng chất có thể chiếm phần nhỏ trong khẩu phần ăn mỗi ngày của con,
Nhưng giúp con phát triển toàn diện về thể chất cũng như tinh thần.
Hỗ trợ giảm kích thích quá mức ở con, giảm chứng tăng động,
Bạn có thể bổ sung đầy đủ các vitamin và khoáng chất cho bé yêu bằng thực đơn đa dạng món ăn.

Chương 6
5 “mẹo vặt” giúp con yêu thích việc học
Việc học có thể không hấp dẫn trong mắt con,
Nhưng bạn có thể giúp con trở nên yêu thích việc học hơn,
Bằng 5 mẹo vặt đơn giản, dễ thực hiện tôi sẽ hướng dẫn dưới đây,
Đây là những hành động rất nhỏ nhưng giúp con cảm thấy thoải mái để học tập hiệu quả hơn.
Mẹo vặt 1: Không quan trọng điểm số
Con yêu mang về bảng điểm đẹp như mơ là niềm tự hào của các bậc cha mẹ.
Nhưng nếu con chưa đạt thành tích xuất sắc thì cũng chẳng sao.
Điểm số không phải là vấn đề, bạn nên nhìn vào quá trình học tập của con.
Con bạn đã cố gắng hết sức hay chưa? Con bạn có tự giác học tập hay chưa?
Và quan trọng là con có đạt được điểm số đó bằng chính khả năng của con hay chưa?

Mẹo vặt 2: Con không phải cái máy - Đừng bắt con thức khuya dậy sớm
Khoa học đã chứng minh: Việc ngủ đủ 8 tiếng/ngày ở trẻ em là vô cùng quan trọng.
Các bé không ngủ đủ giấc sẽ trở nên mệt mỏi, cáu gắt, mất tập trung trong học tập.
8 tiếng ngủ mỗi tối nên diễn ra trong khoảng từ 9 - 10 giờ đêm đến 5 - 6 giờ sáng.
Vì thế, thay vì bắt con thức khuya dậy sớm học bài,
Bạn nên ưu tiên dành cho con một giấc ngủ đủ tiếng và thật chất lượng.
Đừng mở lớn loa nhạc, tivi khi con đang ngủ,
Cũng đừng gây ra các tiếng động lớn, con sẽ dễ bị giật mình.

Mẹo vặt 3: Trang trí góc học tập của con
Một góc học tập sinh động, nhiều màu sắc sẽ thu hút con hơn,
Khiến con cảm thấy thích thú và thoải mái hơn khi ngồi vào,
Lại tránh được việc con bị thu hút bởi những thứ xung quanh.
Bạn có thể trang trí đơn giản bằng hình decal mua ở nhà sách hoặc những hình thủ công cắt dán đơn giản,
Kết hợp với màu sắc con bạn yêu thích,
Tất cả sẽ giúp con yêu quý góc học tập của mình hơn.

Mẹo vặt 4: “Mẹ con mình cùng học nào!”
Thay vì đứng bên cạnh la mắng, nhắc nhở con học hành với một cây roi mây trong tay,
Bạn hãy bắt ghế và ngồi xuống bên cạnh con,
Cùng học bài với con, cùng con làm tính cộng.
Việc có bạn đồng hành sẽ giúp con cảm thấy việc học nhẹ nhàng hơn rất nhiều,
Học cùng bạn, con cũng ít bị chia trí vì những thứ xung quanh.

Mẹo vặt 5: Để con học đúng sở trường
Bạn không thể bắt một con cá leo cây,
Cũng như bạn không thể ép đứa con mộng mơ của bạn học giỏi toán.
Hãy để con khám phá điều con thích,
Và ủng hộ con làm điều con thích.
Con sẽ trở nên hứng thú với việc học và tập trung hơn,
Đồng thời tự giác, chủ động ngồi vào bàn học mà không chờ bạn nhắc nhở.

Chương 7
3 câu “cửa miệng” khích lệ con học tập
1. “Con đã làm rất tốt”
Chắc hẳn con bạn đang rất thất vọng vì kết quả học tập tháng này vẫn chưa được như mong muốn,
Dù con đã cố gắng và nỗ lực rất nhiều.
Nhưng những gì đã qua không quan trọng,
Quan trọng là con bạn đã học được gì từ những thất bại trước đó.
Đừng khiến con bạn nản lòng vì những lời chê bai kết quả học tập của con.
Thay vào đó, bạn có thể trở thành một người mẹ đầy tinh tế và tuyệt vời trong mắt con,
Bằng cách nhìn nhận những gì con đã đạt được: “Con đã làm rất tốt”
Và động viên con cố gắng hơn ở lần sau.

2. “Con sắp làm được rồi”
Hãy nhớ rằng kết quả học tập trong tháng của con được tích cóp bằng 30 ngày học tập đầy cố gắng
Cũng như bất cứ thành công nào cũng là một chuỗi những nỗ lực không ngừng.
Bạn có thể đồng hành cùng con suốt quãng đường này.
Ngoài việc cùng học với con,
Bạn có thể khích lệ con tiến tới với câu nói “Con sắp làm được rồi”.
Đó là cách bạn giúp con giảm tải áp lực học tập, khiến con thoải mái hơn.
Bé con của bạn sẽ được nạp năng lượng và sẵn sàng, hăng hái tiến lên phía trước.

3. “Mẹ rất tự hào về con”
Có lẽ bạn nghĩ rằng câu nói này thật là dư thừa,
Vì bạn lúc nào mà chẳng hãnh diện về con, hãnh diện quá sức luôn ấy chứ!
Nhưng bạn biết đấy, nếu bạn không nói ra thì con của bạn chẳng bao giờ biết được cả.
Tình yêu của bạn thỉnh thoảng cũng nên được thể hiện bằng lời nói.
Ý thức rằng bạn luôn tự hào về bé sẽ khiến bé thêm tự tin trong mọi việc.

Chương 8
Tình yêu của bạn là điều quan trọng nhất
Tất cả những việc bạn làm phía trên đều sẽ trở nên vô nghĩa nếu thiếu đi tình yêu
Trẻ con cần cảm nhận được tình yêu từ cha mẹ để phát triển toàn diện
Bạn có thể chưa nhận ra,
Nhưng hầu hết các bậc cha mẹ Việt Nam ít ôm ấp, nói lời yêu thương các con.
“Mẹ yêu con”
Khoa học đã chứng minh, cha mẹ thể hiện tình yêu với con cái sẽ giúp con phát triển toàn diện hơn.
Tình yêu to lớn chính là điều đã giữ chân bạn lại đây, đến cuối cẩm nang này.
Hãy thường xuyên nói yêu thương con cái của bạn.
Bé sẽ an tâm hơn khi biết bạn luôn yêu thương bé

Âu yếm, vuốt ve con
Nhiều bậc cha mẹ không có thói quen âu yếm, vuốt ve con cái của mình,
Âu yếm con sẽ giúp bé cảm thấy an tâm và tự tin hơn.
Bạn nên cố gắng âu yếm, vuốt ve con yêu mỗi ngày.
Bạn có thể bắt đầu bằng cách xoa đầu hay nhìn vào mắt con mỗi khi nói chuyện với con.

Ôm lấy con mỗi khi con buồn
Khi bé buồn là lúc bé cần bạn an ủi và vỗ về nhất
Đừng ngần ngại ôm chặt lấy con của mình và vỗ nhẹ vào lưng bé cho đến khi bé bình thường trở lại.
Điều này được chứng minh là cách giúp bé bình tĩnh và cảm thấy an toàn nhanh nhất.

Hãy viết tiếp câu chuyện dạy con của bạn!
Bây giờ bạn đã có trong tay nhiều phương pháp dạy con hiệu quả
Bạn sẽ dùng cách nào cho con yêu của mình?
Chắc hẳn bạn cũng có những kinh nghiệm riêng ngoài bộ cẩm nang này,
Hãy chia sẻ với chúng tôi trong bình luận bên dưới nhé!
Copyright - Wake